Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Công ty dịch thuật Bình Dương ở địa chỉ nào ạ? E cần mọi người tư vấn

Hỏi: Công ty dịch thuật Bình Dương ở đâu thế ạ? E đang tìm để dịch hồ sơ xin VISA tại Bình Dương

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương là đơn vị cung cấp dịch vụ dịch thuật uy tín tại Địa Bàn Bình Dương. Công ty có địa chỉ tại 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương được thành lập từ đội ngũ Biên Phiên dịch với tâm huyến cao với nghề, cùng với với tập thể lãnh đạo đam mê và nhiệt huyết. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm, Công ty dịch thuậtBình Dương đã làm hài lòng hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước

Chúng tôi tự hào được cung cấp dịch vụ dịch thuật thường xuyên cho hàng triệu khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế, cùng với đó là khả năng cung cấp Dịch thuật và Phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ thế giới. Dẫn đầu trong ngành dịch thuật, Công ty dịch thuậtvề khả năng cung cấp đa dạng Ngôn ngữ dịch thuật.

Công ty dịch thuật Bình Dương hướng tới mục tiêu cung cấp cho các Quý khách hàng dịch vụ dịch thuật hàng đầu Việt Nam và mong muốn phát triển ngành dịch thuật Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Các dịch vụ ngôn ngữ tuyệt vời mà Dịch thuật Chuẩn cung cấp:Dịch thuật chuẩn xác trên 50 ngôn ngữ

Công chứng ngay trong ngày, công chứng đa ngôn ngữ

Phiên dịch chuyên nghiệp 24/7

Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự.

Tư vấn Visa, Du học

Chúng tôi đã dịch thuật, dich thuật công chứng, phiên dich hàng ngàn dự án trên 50 ngôn ngữ gồm: Tiếng Anh, Trùn, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ….. uy tín toàn quốc, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều Tập Đoàn, Doanh nghiệp và Tổ chức lớn.

Địa chỉ công ty  dịch thuật Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Sdt: 0963.918.438

Nhiều quốc gia vẫn mở cửa trường học

Tại Thuỵ Điển , trẻ em tiếp tục đến trường, cửa hiệu mở cửa, người dân không phải hạn chế đi lại. "Tôi không thể hiểu quyết định của chính phủ. Họ còn chờ điều gì mà chưa đóng cửa trường học cơ chứ?", Theodora Papadimitropoulou, sống tại thủ đô Stockholm nói. Chị là một trong hàng trăm nghìn phụ huynh kêu gọi chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc để đảm bảo an toàn cho học sinh.

Phản hồi ý kiến của phụ huynh, Cục Y tế Công cộng Thuỵ Điển cho biết cha mẹ ở nhà trông con là tình huống chưa từng có và việc đóng cửa trường học có thể mang lại nhiều hậu quả hơn ích lợi.

Johan Giesecke, nhà dịch tễ học tại Cục Y tế Công cộng, đánh giá hầu hết biện pháp đang áp dụng khắp châu Âu như đóng cửa trường học là thiếu nền tảng khoa học. Quyết định này có thể khiến Thuỵ Điển mất đi 1/4 lực lượng lao động, đặc biệt trong y tế. Trong thời gian nghỉ học, học sinh có thể đi chơi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, hoặc ông bà trông cháu có thể đối mặt nguy cơ nhiễm bệnh.

Đến 28/3, Thuỵ Điển ghi nhận 3.447 ca nhiễm nCoV, trong đó 102 người chết.

Tại Singapore , các quan chức cho rằng trẻ em không dễ nhiễm nCoV, nếu nhiễm cũng không bị nặng. Nếu học sinh nghỉ học, phụ huynh sẽ phải ở nhà trông con, dẫn đến không được trả lương, thậm chí mất việc và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, xã hội. Vì thế trường học tại quốc đảo này vẫn hoạt động dịch công chứng bình thường.

Quyết định duy trì hoạt động của trường học đã gây ra làn sóng tranh cãi khi ngày 26/3 trường mầm non Sparkletots thuộc trung tâm cộng đồng PCF ở Fengshan ghi nhận 20 ca nhiễm. Trong đó, 15 ca là nhân viên nhà trường, 5 ca là người thân của hiệu trưởng. Tất cả trẻ và nhân viên nhà trường được Bộ Y tế cách ly.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Trường mầm non Sparkletots được khử trùng sau khi ghi nhận 20 ca nhiễm ngày 26/3. Ảnh: Lim Yaohui/ Straits Times.

Ngày 27/3, Chính phủ Singapore quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học một ngày mỗi tuần bắt đầu từ tháng 4 như một động thái nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan tại trường học. Thay vì đi học năm ngày trong tuần như bình thường, học sinh Singapore sẽ đi học bốn ngày.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng không nên đóng cửa trường học toàn quốc. "Tôi nghĩ người dân nên xem các trường học như thành phần riêng lẻ. Nếu trường nào có nguy cơ bùng phát dịch, chúng tôi sẽ đóng cửa trường đó nhưng không phải toàn quốc", Thủ tướng nói.

Đến 28/3, Singapore ghi nhận 802 ca nhiễm nCoV, 2 người chết.

Tại Australia , từ ngày 22/3, Chính phủ ra lệnh dừng hoạt động tập trung đông người như quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, dừng tổ chức đám cưới, thậm chí là tang lễ. Tuy nhiên, các trường học vẫn hoạt động bình thường.

Ông Paul Kelly, Phó giám đốc Y tế Australia, cho rằng việc đóng cửa trường học không có tác dụng ngăn chặn Covid-19 như cấm hoạt động tập trung đông người khác. Quyết định này có thể gây áp lực lên hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe vì ước tính 30% nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch phải ở nhà trông con.

Trong khi đó, một số trường học tại Australia đang rơi vào tình cảnh thiếu hụt thiết bị, sản phẩm vệ sinh. Giáo viên e ngại học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp có thể là nguồn lây nhiễm virus.

"Tất cả nhân viên nhà trường đều lo lắng. Giáo viên đeo găng tay và rửa tay liên tục. Trường học nên được đóng cửa", Lea Lockwood, giáo viên dạy tiếng Anh tại thị trấn Bendigo, nói và cho hay Hội Liên minh Giáo viên các địa phương đang đề nghị Thủ tướng ra quyết định đóng cửa trường học trước khi quá muộn.

Đến 28/3, Australia ghi nhận 3.635 người nhiễm nCoV, trong đó 14 người chết.

Theo UNESCO, để phòng Covid-19, 162 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đóng cửa trường học, làm gián đoạn học tập của hơn 1,7 tỷ học sinh , sinh viên.

Tú Anh (Theo Bloomberg, Reuters )

Mỹ có thể bùng phát nhiều ổ dịch mới

Mỹ tuần này vượt qua Trung Quốc và Italy để trở thành vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 1.700 người đã chết. Bang New York được coi là tâm dịch tại Mỹ khi báo cáo hơn một phần ba số ca nhiễm trên toàn quốc, nhưng các chuyên gia cảnh báo nhiều bang khác cũng có nguy cơ bùng phát dịch.

Hệ thống chăm sóc y tế bang New York đang trong tình trạng quá tải. Một bệnh viện đã phải xây nhà xác dã chiến, trong khi một cơ sở y tế khác ghi nhận tới 13 người chết trong vòng 24 giờ. Chính quyền bang và Vệ binh Quốc gia đang xây gấp 4 bệnh viện dã chiến với tổng cộng 4.000 giường bệnh để ứng phó.

Thống đốc New York Andrew Cuomo cảnh báo có thể mất thêm 21 ngày để dịch bệnh đạt đỉnh tại bang này, dù số ca nhiễm mới mỗi ngày dường như đang giảm.

Tàu bệnh viện USNS Mercy tiến vào cảng Los Angeles hôm 27/3. Ảnh: USMC.

Tàu bệnh viện USNS Mercy tiến vào cảng Los Angeles hôm 27/3. Ảnh: USMC .

Trong khi đó, nhiều bang có nguy cơ trở thành những ổ dịch mới. Hạt Los Angeles, bang California đã chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp ba lần chỉ trong 6 ngày và đà tăng vẫn chưa giảm tốc. Giám đốc Y tế Barbara Ferrer cảnh báo số người mắc Covid-19 tại Los Angeles có thể tăng gấp đôi sau mỗi 4 ngày trong vòng ba tuần tới.

"Nó sẽ ập tới dù bạn ở đâu. Hãy thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm mọi người ở trong nhà", thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti hôm nay nói.

Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams cho rằng những ổ dịch mới có thể xuất hiện tại thành phố Detroit, Chicago và New Orleans. "Virus và cộng đồng địa phương sẽ quyết định tốc độ lây lan, chứ không phải quan chức ở thủ đô Washington DC. Mọi người cần theo dõi dữ liệu và đưa ra quyết định đúng đắn, đồ thị ca nhiễm ở mỗi nơi sẽ khác nhau", ông cho hay.

Các bệnh viện và quan chức y tế ở Chicago, bang Illinois đang chuẩn bị đón nhận lượng bệnh nhân tăng mạnh dịch công chứng sau khi thị trưởng Lori Lightfoot cho rằng thành phố có thể chứng kiến hơn 40.000 người nhập viện trong tuần tới. "Chúng tôi đang xem xét phương án triển khai hàng nghìn giường bệnh, đó không phải vấn đề lý thuyết", giám đốc Sở Y tế Cộng đồng Chigaco Allison Arwady nói.

Tuy nhiên, bang Illinois đang gặp tình trạng thiếu kỹ thuật viên phân tích xét nghiệm nCoV. Ngay cả khi chính quyền có thể mua thêm máy móc và kit thử, họ cũng không có đủ nhân lực để vận hành, thống đốc J.B. Pritzker cho biết.

Tại bang Louisiana, nơi số người chết tăng hơn 40% trong một ngày và không có dấu hiệu giảm, các bệnh viện đang quá tải. Một số phòng hồi sức tích cực phải đặt túi giấy ở cửa để nhân viên y tế cất khẩu trang N95 khi ra vào. Họ phải tái sử dụng tới khi hỏng hẳn, dù loại khẩu trang này phải bỏ sau một lần dùng.

New Orleans, tâm dịch của bang Louisiana, đang thiếu máy thở và trang thiết bị đối phó Covid-19. "Đây sẽ là thảm họa định nghĩa thế hệ của chúng ta", Collin Arnold, giám đốc Văn phòng An ninh Nội địa và Ứng phó Khẩn cấp New Orleans, cho hay.

Vũ Anh (Theo CNN )

Thông điệp hy vọng trên dãy Alps

Các thông điệp bao gồm hình trái tim, dòng chữ Hope (Hy vọng), Stayhome (Ở nhà), do chính phủ chiếu trên sườn núi Matterhorn. Người thực hiện là nghệ sĩ ánh sáng Gerry Hofstetter, người Thụy Sĩ. Ông là người từng thực hiện nhiều chương trình chiếu sáng trên các tòa nhà, công trình và núi. Trên ảnh là hình trái tim rực sáng trên bầu trời, chụp ngày 26/3.

Đây là việc làm ý nghĩa, nhằm gửi đi lời động viên, truyền dịch công chứng cảm hứng tới những người đang điều trị Covid-19 và ủng hộ tinh thần đoàn kết của người dân nước này. Ảnh: Valentin Flauraud/AP.

Dòng chữ tỏa sáng dưới bầu trời đêm đầy sao. Việc chiếu sáng được thực hiện hàng đêm, từ lúc mặt trời lặn cho tới 23h và kéo dài đến 19/4, trên sườn núi Matterhorn, nơi có resort trượt tuyết nổi tiếng thuộc địa phận thị trấn Zermatt của Thụy Sĩ. Ảnh: Valentin Flauraud/AP.

Thông điệp Stayhome khuyên người dân nên ở nhà, không tập trung nơi đông người ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Đại diện thị trấn cho biết, họ muốn cảm ơn những người đang trực tiếp tham gia vào trận chiến chống Covid-19. Đó là các y, bác sĩ; nhân viên hậu cần và cả những người dân đang ở nhà thay đổi các thói quen sinh hoạt để góp sức đẩy lùi dịch bệnh. Ảnh: Valentin Flauraud/AP.

Màn trình diễn ánh sáng nhìn từ khu vực cộng đồng dân cư thị trấn Zermatt. Hiện các nhà hàng, quán bar, các cửa hàng và tàu du lịch trên toàn đất nước đã được chỉ thị đóng cửa nhằm nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát dịch Covid-19. Chỉ thị này áp dụng đến 19/4 và sẽ có thông báo mới tùy diễn biến tình hình dịch bệnh. Ảnh: Valentin Flauraud/AP.

Không phải là đỉnh núi cao nhất trong dãy Alps nhưng Matterhorn phủ tuyết là một trong những địa danh nổi tiếng, mang tính biểu tượng của đất nước. Ngọn núi hình kim tự tháp này có độ cao hơn 4.478 m so với mực nước biển; sườn núi dốc đứng. Do đó leo núi là thách thức không nhỏ cho những người yêu thể thao.

"Hãy mạnh mẽ như ngọn núi Matterhorn, đứng vững cho đến khi cơn bão đi qua", đó cũng là dụng ý của chương trình. Ảnh: Valentin Flauraud/AP.

Tính đến 27/3, Thụy Sĩ đã có 11.800 trường hợp nhiễm nCoV với 191 người tử vong. Đây là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19. Ảnh: Zermatt Tourismus

Người dân Thụy Sĩ và du khách trên toàn thế giới có thể xem trực tiếp màn trình diễn qua trang web Zermatt.ch hoặc Instagram: Switzerland Tourism. Ảnh: Zermatt Tourismus.

Huỳnh Phương (Theo USA Today , AP )

Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng

Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng
 
 
Hai thanh niên dùng súng cướp cửa hàng

Camera an ninh tại cửa hàng.

Camera an ninh cửa hàng Bách Hoá Xanh trên đường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, ghi nhận, 4 nhân viên mặc đồng phục và một khách nữ có mặt tại đây lúc gần 22h ngày 27/3.

Bất ngờ hai thanh niên cao hơn 1,7 m mặc quần jeans, áo khoác dài tay, đội mũ bảo hiểm, đeo găng tay và khẩu trang kín mặt xông vào. dịch công chứng Một tên cầm súng ngắn, gã còn lại cầm dao đe doạ, buộc mọi người ngồi xuống.

Hai tên nhảy vào trong quầy lục lọi, lấy tiền, gỡ CPU máy tính rồi tẩu thoát. Vụ cướp xảy ra trong hơn một phút, không có ai bị thương.

Sáng 28/3, Công an quận Tân Phú trích xuất camera, lấy lời khai nhiều người.

Quốc Thắng

Ronaldo cắt 4,2 triệu USD tiền lương

Sau khi trò chuyện với chủ tịch Andre Agnelli và giám đốc bóng đá Fabio Paratici hôm 28/3, đội trưởng Giorgio Chiellini gọi điện cho từng đồng đội. Chiellini muốn cầu thủ Juventus chung tay giảm lương để hỗ trợ một phần tài chính đội bóng. Một số trụ cột như Ronaldo, Gianluigi Buffon và Leonardo Bonucci đã đồng ý giảm lương.

Ronaldo giảm lương theo đề nghị của Chiellini. Ảnh: Reuters.

Ronaldo giảm lương theo đề nghị của Chiellini. Ảnh: Reuters .

Ronaldo nhận lương cao nhất ở Juventus, với 35 triệu USD sau thuế mỗi mùa. Hiện chưa rõ các cầu thủ ủng hộ bao nhiêu, vì lương mỗi cầu thủ khác nhau. Nhưng theo Tuttosport, Ronaldo đồng ý trích một tháng rưỡi tiền lương, tương đương 4,2 triệu USD.

Ít ngày trước, Ronaldo và người đại diện Jorge Mendes cũng quyên 1,1 triệu USD cho các bệnh viện chống đại dịch ở Bồ Đào Nha. Siêu sao 35 đang dịch công chứng cách ly trong một căn hộ tại quê nhà Madeira.

Tại Juventus, Chiellini vẫn tiếp tục gọi điện cho các đồng đội để họ tự nguyện giúp đỡ đội bóng. Mùa trước, Juventus lỗ 45 triệu USD sau thuế. Đó là năm thứ hai liên tiếp họ chịu lỗ, một phần do đội bóng không thành công ở Champions League.

Hoàng An (theo Tuttosport, juventus.com )

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn dịch công chứng nhất thế giới, trong đó hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng "tột đỉnh" này

Dù là lướt web, chơi game, xem phim hay chỉ đơn giản là dùng điện thoại thôi, chúng ta đều phải chạm lên màn hình, sau đó nhìn những chuyển động của từng icon, từng chi tiết. Trải nghiệm này trước nay không hề được coi trọng, nhưng sự thật là nếu được nâng cấp thì bỗng nhiên, chiếc điện thoại cứ như được "lên level", dùng sướng tay hơn nhiều.

Vì thế mà một vài nhà sản xuất đã đón đầu xu hướng tăng tốc độ làm tươi màn hình (refresh rate) cũng như tốc độ nhận diện cảm ứng. Lợi dịch công chứng ích của những cải tiến cho màn hình như vậy thật sự thấy rất rõ, chỉ cần dùng vài phút là "phê" ngay, ví dụ như những bạn trẻ dưới đây:

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 2.

Đầu tiên là thử vuốt qua lại menu ứng dụng này… Chỉ vài thao tác thôi là thấy chiếc máy viền đen mượt hơn hẳn!

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 3.

Lướt web cũng mượt và nhanh hơn nhiều so với chiếc máy còn lại.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 4.

Xem phim hành động thì sao? Chiếc máy viền đen bí ẩn cũng thể hiện tốt hơn hẳn ở những phân cảnh chuyển động nhanh, không bị bóng mờ chút nào.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 5.

Các bạn trẻ còn ví việc xem video bằng chiếc điện thoại viền đen "xịn" chẳng kém gì xem trên TV cao cấp đắt tiền cả.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 6.

Kể cả chơi game cũng vậy. Chuyển động nhanh thì cũng phải có màn hình thật mượt, thao tác cảm ứng thật nhạy thì mới không thua oan.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 7.

Chơi thử bằng chiếc điện thoại viền đen bí ẩn xong mới nhận ra chân lý: "Thua không phải do mình "gà", mà là do máy chưa đủ xịn!"

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 8.

Ai cũng công nhận chiếc điện thoại này mượt thật sự, vậy danh tính của "em nó" là ai?

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 9.

Ồ, chính là OPPO Find X2 với tấm nền màn hình có tần số làm tươi lên đến 120Hz, cao gấp đôi tiêu chuẩn thông thường!

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 10.

Cùng với đó còn là khả năng nhận diện cảm ứng 240Hz để mọi thao tác đều trở nên nhanh nhạy và chân thực hơn.

Như các bạn đã thấy, một chiếc smartphone "đỉnh" của năm 2020 thì không chỉ cần cấu hình thật mạnh nữa. Để có được trải nghiệm mượt mà trơn tru vượt trội dù là lướt web, chơi game hay xem phim ảnh thì nhất định phải có màn hình 120Hz và cảm ứng 240Hz nữa nhé!

Find X2 là smartphone cao cấp mới nhất của OPPO, chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào ngày 15/3, sẽ lên kệ tại Việt Nam từ ngày 1/4 với mức giá 23,99 triệu đồng. Từ 16/3 đến 31/3, khách hàng đặt trước OPPO Find X2 sẽ được nhận bộ quà tặng hấp dẫn bao gồm loa B&O Beoplay A1 (trị giá 7,9 triệu đồng), bảo hành toàn cầu 12 tháng cùng ưu đãi trả góp 0%, bảo hành chính hãng 18 tháng và bảo hành rơi vỡ màn hình 6 tháng. Độc giả đăng ký đặt trước sản phẩm tại đây .

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá

Ước mơ của bạn là gì? Nếu có cơ hội được đặt câu hỏi này với Taeyang vào năm nam nghệ sĩ 13 tuổi, chắc chắn cậu bé Dong Youngbae (tên thật của Taeyang) khi đó sẽ trả lời, ước mơ của cậu đơn thuần chỉ là có cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm.

Cho đến hiện tại, khi Taeyang đã công thành danh toại với BIGBANG , khi anh đã xây dựng được tổ ấm hạnh phúc riêng, câu chuyện về tuổi thơ cơ cực bất hạnh cũng như khát khao vượt qua nghịch cảnh đói nghèo, chạm tới ước mơ của nam idol Kpop quyền lực vẫn là câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ hậu bối, thực tập sinh sau này.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 2.

Cho đến hiện tại, câu chuyện về tuổi thơ nghèo khó, cơ cực và khát khao vươn lên, đạt được ước mơ của Taeyang vẫn rất truyền cảm hứng cho bất kì ai nghe qua.

Taeyang sinh ra tại vùng quê nghèo khó ở Đại Hàn dân quốc. Khi Taeyang lên lớp 6, gia đình anh không may gặp phải biến cố nặng nề khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc nổ ra. Thấu hiểu một mình cha không thể gánh vác được trọng trách nuôi đủ miệng ăn trong gia đình, cậu bé Youngbae chỉ vừa mới 13 tuổi khi đó đã quyết định tạm biệt cuộc sống vô lo vô nghĩ của một đứa trẻ, đứng lên tự lập cứu cả gia đình thoát khỏi đói nghèo.

Taeyang sinh trưởng trong một gia đình không hề khá giả và luôn gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Taeyang quyết định một thân một mình lên Seoul kiếm sống, cũng tại thành phố phồn hoa này, nam ca sĩ tìm thấy niềm đam mê và tình yêu to lớn dành cho âm nhạc. Anh trở thành thực tập sinh trong một công ty giải trí sau khi thử giọng thành công. Giọng ca "Eye, nose, lips" từng có lần trải lòng khi nhắc đến những kỉ niệm ngày xưa ấy:

"Tôi yêu âm nhạc từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng vì tính tình hay ngại lại nhút nhát, tôi chẳng thể diễn tả tình yêu ấy bằng lời. Khi tôi học lớp 4, tôi đã theo học một khóa học về diễn xuất, tuy nhiên bởi kinh tế gia đình lúc ấy vô cùng khó khăn, tôi được gửi đến nhà dì. Tại đây, tôi tiếp tục được theo đuổi lớp học diễn xuất cùng với các anh chị em họ.

Có một dạo, công ty quản lý muốn kiếm tìm một gương mặt rapper trẻ trong MV của bộ đôi Hip Hop, tôi ứng tuyển và được lựa chọn. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Hip Hop, đồng thời cũng là lần đầu tiên mong muốn trở thành thực tập sinh trong tôi dạt dào đến thế ".

Niềm đam mê âm nhạc của Taeyang được thắp sáng qua một lần nam ca sĩ được casting một vai diễn nhỏ trong MV của bộ đôi Hip Hop.

Với ý chí sục sôi của tuổi trẻ, với tình yêu to lớn dành cho Hip Hop, Taeyang đã trực tiếp gặp gỡ giám đốc điều hành công ty và bày tỏ mong muốn được làm một ca sĩ. May mắn thay, vị giám đốc này đã cảm nhận được quyết tâm của chàng trai trẻ và nói lời đồng ý.

"Sau khi quay MV xong, tôi bị buộc phải quay lại cuộc sống tẻ nhạt như cũ. Tôi không thích điều đó chút nào. Bởi vậy, tôi đã đến gặp CEO của công ty và tha thiết: 'Em muốn được trở thành ca sĩ. Xin anh hãy cho phép em được đào tạo ở đây'. Anh ấy nói với tôi: 'Ổn thôi, cứ làm thế đi', tôi nghĩ rằng anh ấy đã thấy được nhiệt huyết tuổi trẻ trong tôi".

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 5.

Taeyang đã từng bước, từng bước trở thành thực tập sinh như thế.

Thời gian sau đó là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn với Taeyang. Được biết, công ty ngày ấy vẫn còn nhỏ và đang trong quá trình phát triển nên điều kiện cơ sở vật chất rất hạn chế. Taeyang thường xuyên phải luyện tập trong một không gian hẹp và nhỏ, anh cũng hầu như không nhận được hỗ trợ gì đáng kể từ phía công ty.

May mắn thay, tại thời điểm khó khăn khôn cùng ấy, Taeyang đón chào một cậu bạn đến gia nhập thế giới thực tập sinh đầy khắc nghiệt với mình. Cậu bạn ấy bây giờ là đồng đội, là thủ lĩnh của nhóm nhạc huyền thoại mang tên BIGBANG, đồng thời cũng là người anh em thân thiết nhất của Taeyang ngoài đời - G-Dragon .

GD và Taeyang nhanh chóng gắn bó, cả hai là những người anh em, đồng đội thân thiết từ trong công việc cho đến ngoài đời.

Cùng với GD, cả hai tạo thành bộ đôi trainee nổi tiếng, được dự đoán trở thành "siêu sao" trong tương lai. Taeyang cũng từng thổ lộ rất nhiều điều về cậu bạn thân thiết với người hâm mộ:

"Trước khi được nhận vào công ty thì cậu ấy từng là thành viên của một nhóm Hip Hop, chúng tôi cũng thường "đụng" nhau trong các bài kiểm tra của công ty nhưng thật lòng điều này không làm ảnh hưởng gì đến tình đồng đội của chúng tôi cả. Tôi và GD không có cuộc sống học sinh bình thường giống như bao người khác, không có bạn bè hay trường học gì cả, vậy nên cả kí ức thời thơ ấu của tôi chỉ xoay quanh cậu ấy mà thôi".

"Kỉ niệm thời thơ ấu của tôi đều xoay quanh cậu ấy" - Taeyang chia sẻ về người bạn thân thiết G-Dragon.

Sau đó, thế giới của Taeyang và GD tiếp tục chào đón thêm người bạn thân thiết thứ 3, đây cũng chính là mẩu "toàn năng" tiếp theo của BIGBANG - nam rapper T.O.P . Thời gian chảy trôi, sau 6 năm thực tập dài đằng đẵng với rất nhiều mồ hôi sương máu và cả những giọt nước mắt, Taeyang cuối cùng cũng có thể đạt được ước mơ thuở thơ ấu của mình. Ngày 19/08/2006, Taeyang cùng với G-Dragon, T.O.P, Seungri Daesung chính thức ra mắt với cái tên BIGBANG, đánh dấu sự ra đời của nhóm nhạc làm nên huyền thoại của Đại Hàn dân quốc.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 8.

Tháng 8 năm 2006, ước mơ của cậu bé Youngbae ngày nào cuối cùng cũng thành hiện thực. Taeyang cùng 4 người anh em còn lại chính thức ra mắt công chúng dưới cái tên "BIGBANG".

Trải qua bao khó khăn thăng trầm, Taeyang lấy ước mơ làm sức mạnh, lấy gia đình làm chỗ dựa tinh thần vững chắc đã từng bước, từng bước đạt được thành tựu mà thuở ấy chẳng mấy ai nghĩ "thằng bé Youngbae mê nhảy hơn mê học" có thể làm được. Năm 2017, từ một cậu thanh niên 13 tuổi với ước mơ giản dị là đủ cơm ăn áo mặc, giúp gia đình vượt qua khủng hoảng kinh tế, Taeyang vươn lên trở thành nghệ sĩ có thu nhập cao nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Chỉ tính vào thời điểm năm 2016, mình nam ca sĩ đã "cá kiếm" khoảng 30 triệu USD (khoảng 698 tỷ VNĐ). Taeyang cũng luôn có mặt trong danh sách những nghệ sĩ có thu nhập khủng nhất xứ sở kim chi.

Chưa hết, Taeyang còn yêu say đắm và kết hôn với chính mối tình đầu của mình - nữ diễn viên nóng bỏng Min Hyo Rin. Cả hai hiện đang tận hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc bên nhau, không vướng bận thị phi. Taeyang có thể được coi là "một mẩu" viên mãn nhất BIGBANG.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 9.
Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 10.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của sự nghiệp, Taeyang cuối cùng cũng hái được trái ngọt. Anh trở thành nam nghệ sĩ solo "cá kiếm" đỉnh nhất Kpop, sự nghiệp làm ca sĩ, nghệ sĩ của Taeyang cũng thành công vang dội.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 11.
Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 12.

Giờ đây Taeyang cũng đã tự xây dựng cho mình tổ ấm riêng. Với tình cách hiền lành ấm áp, người hâm mộ đều tin rằng anh sẽ là người chồng, người cha tốt để gia đình có thể yên tâm dựa vào.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thành viên BIGBANG khiến bất kì ai cũng phải vỗ tay tán thưởng mỗi lần nghe qua. Quả thật khi có gia đình làm hậu phương vững chắc, khi niềm đam mê và lòng nhiệt huyết đủ lớn, con người ta có thể tạo nên những kì tích "rời non lấp biển" không ai có thể tưởng tượng được!

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 13.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa "vũng bùn" bóng đá Việt Nam?

1. Công Vinh mà không xứng đáng, thì liệu cầu thủ Việt Nam nào xứng đáng? Quang Hải, Công Phượng? Hay Văn Quyến, Quốc Vượng? Hay Huỳnh Đức, Hồng Sơn?

Với AFC, quyết định chọn Lê Công Vinh ắt hẳn cực kỳ dễ dàng, bởi dù gì đi nữa, tiền đạo gốc Quỳnh Lưu này vẫn đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Việt Nam, anh cũng từng 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam, là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định đem về chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam, từng ra nước ngoài thi đấu, ở cả châu Âu lẫn Nhật Bản...

Song khi đọc những dòng bình luận của "người hâm mộ bóng đá Việt Nam" với thông tin vinh danh Công Vinh của AFC, chắc hẳn những ai trót yêu mến anh không thể thoát khỏi cảm giác thoáng buồn:

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 1.

"Tôi dám cam đoan ở Việt Nam lượng antifan của Công Vinh và fan Công Phượng xấp xỉ nhau"

"Tiếc cho Quyến béo... giờ thì kép phụ lại là huyền thoại Đông Nam Á"

"Nếu Văn Quyến không rớt, thì Công Vinh vẫn còn lạc trôi đâu đó"

"Huyền thoại, ha ha ha!"

"Tiếc cho Văn Quyến"

Người ta từng trầm trồ với những màn trình diễn mãn nhãn của Văn Quyến, cũng như từng trầm trồ, vỡ òa với những màn trình diễn của Công Phượng. Người ta yêu thứ bóng đá đẹp, thích thú với cảm giác thăng hoa với những pha xử lý điệu nghệ, mà có lẽ quên đi rằng với một tiền đạo, bàn thắng và hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Và với một cầu thủ bóng đá, ngoài năng khiếu ra, bản lĩnh và sự nỗ lực cũng là những thứ cực kỳ quan trọng.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 2.

Ở một nền bóng đá khác, một nền văn hóa khác, Công Vinh hoàn toàn có thể là hình ảnh đại diện cho giới cầu thủ - một nghề tử tế như mọi nghề khác. Chẳng phải Công Vinh chính là hình mẫu mà những Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng... hướng tới đó sao?

2. Không ít người ghét Công Vinh. Nhưng buồn cười ở chỗ họ chẳng biết mình ghét anh vì điều gì. Có lẽ, bởi Vinh không giống với những cầu thủ là hình mẫu mà thời đại của anh, thời đại bóng đá Việt Nam lặn ngụp trong "vũng bùn" của chính dịch công chứng mình, đã là cầu thủ không được phép... là người tử tế. Với họ, Công Vinh là kẻ to gan dám làm cầu thủ "tử tế" trong nền bóng đá "chưa tử tế".

Người ta mặc định Công Vinh chỉ là "kẻ đóng thế" khi Văn Quyến, Quốc Vượng cùng già nửa đội hình chính của ĐTQG Việt Nam phải "nhập trại" năm 2005 vì bán độ, thì anh mới có cơ hội đá chính, mà quên mất rằng Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên mà Công Vinh đoạt được là ở tuổi 19, và suốt hơn 10 năm trời, mọi HLV ĐTQG Việt Nam đều đảm bảo cho anh suất đá chính ở trong đội hình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 3.

Vài năm về trước, người hâm mộ bóng đá nước nhà vui sướng, tự hào với lứa cầu thủ U19 của bầu Đức, với "văn võ song toàn", vừa đá bóng giỏi, vừa được học hành đến nơi đến chốn, nói tiếng Anh như gió. Nhưng trước đó rất nhiều năm, Công Vinh đã thản nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh như gió.

Bóng đá châu Á công nhận và tôn vinh Công Vinh, nhưng với bóng đá Việt Nam, chữ "Vinh" trong tên của huyền thoại bóng đá Đông Nam Á này chẳng hề "đến nơi, đến chốn". Ngày bóng đá Việt Nam chia tay Công Vinh, cũng là ngày cầu thủ xứng đáng là tấm gương xứng đáng nhất cho các cầu thủ Việt Nam ngước nhìn lần cuối Mỹ Đình lộng gió từ thảm cỏ xanh trong giàn giụa nước mắt. Người hâm mộ đau một, thì Công Vinh đau mười với trận đấu cuối của mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 4.

Chưa, và chắc sẽ không bao giờ Công Vinh có được trận đấu tôn vinh dành riêng cho mình, cho những gì anh xứng đáng được nhận sau những cống hiến miệt mài trên sân cỏ suốt gần 20 năm sự nghiệp.

Trong những thành công của bóng đá Việt Nam suốt hơn hai năm qua, Công Vinh không có mặt. Trong những thành công của mình với bóng đá Việt Nam, Công Vinh lạc lõng.

Huyền thoại ấy sinh bất phùng thời, nhưng càng nhìn vào những thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, nhìn vào "thế hệ vàng" đang từng bước đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á, mới thấu cảm được nỗi lòng của "người tiên phong" dám làm "cầu thủ tử tế" giữa một nền bóng đá... chưa tử tế ngày nào.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt các thành viên BCĐ đã phát đi những quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3, thậm chí thêm hàng nghìn ca nữa.

"Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chữa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tình hình tại Bệnh viện Bạch Mai:

+ Thực hiện đóng cửa cách ly toàn diện 03 Khoa là: Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia), Khoa Thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại Khoa và tại khu cách ly trong Bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại Khoa (Riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

+ Tổ chức triển khai cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính.

+ Đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV -2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.

+ Tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; Yêu cầu toàn bộ nhân viên Bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại Biên phiên dịch các phòng khám tư.

+ Giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải và điều trị người bệnh nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Ung bướu…

+ Giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi cho xuất viện và báo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương nơi cư trú tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 5.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Được - mất khi chính phủ phát tiền cho dân chống Covid-19

Chính quyền Trump có thể sẽ phát chi phiếu 1.000 USD cho tất cả người dân. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 18/3 đang xem xét triển khai tạm thời chương trình thu nhập cơ bản phổ thông. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc phát ít nhất 12.000 yen (109 USD) cho mỗi người.

Các nhà kinh tế cho rằng, phát tiền không phải công cụ hoàn hảo để chống lại suy thoái kinh tế. Nhưng khi các thành phố khắp nơi trên thế giới bị phong tỏa, tình trạng thất nghiệp bắt đầu tăng thì việc này cũng là một cách để giảm cú sốc cũng như hỗ trợ phần nào cho sự phục hồi. Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cảnh báo Covid-19 có thể châm ngòi một cuộc Đại khủng hoảng mới.

"Có một lượng lớn lao động đã mất việc trong tuần này", Michael Pearce, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết. "Những người đó sẽ cần hỗ trợ thu nhập ngay lập tức", ông nói.

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Trump có thể kích hoạt 'làn sóng phát tiền'

Ý tưởng phát tiền của ông Trump cũng sẽ kích hoạt một làn sóng phát tiền của các chính phủ khác. "Chúng tôi không muốn mọi người mất việc hoặc không có tiền để sống, trong khi họ làm việc rất tốt chỉ bốn tuần trước", Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo.

Phát tiền là một phần của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD đang được thảo luận, và sẽ cần được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Đợt chi tiêu đầu tiên trong gói này có thể tốn 250 tỷ USD nhưng dường như đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Một bản ghi nhớ của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy một gói trị giá 500 tỷ USD có thể được giải ngân. "Đó là một khởi đầu tốt," ông Pearce nói.

Chính phủ nhiều nước đã cho biết sẽ tăng mạnh chi tiêu và đảm bảo tín dụng để ngăn chặn sụp đổ kinh tế bởi Covid-19. Morgan Stanley dự báo, một gói kích thích tài khóa trị giá 1.700 tỷ USD sẽ sớm được củng cố. Kích thích lớn từ các ngân hàng trung ương, bằng việc cắt giảm lãi suất và rót hàng nghìn tỷ vào hệ thống tài chính, là động thái đáng kể. Tuy nhiên, có khả năng nó vẫn chưa đủ để bù đắp cơn địa chấn cho nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Vì vậy, một số quốc gia và thành phố dự định phát tiền như là một phần của kế hoạch phản ứng chống lại đại dịch. Cuối tháng 2/2020, Hong Kong cho biết sẽ phát 10.000 đôla Hong Kong (1.288 USD) cho tất cả cư dân thường trú từ 18 tuổi. Australia tuần trước nói rằng sẽ phát 750 đôla Australia (434 USD) cho những người nghỉ hưu và cần nhận hỗ trợ thu nhập khác.

Ở châu Âu, nơi các quốc gia đang ban hành lệnh ngừng hoạt động nghiêm ngặt để cố gắng kiểm soát dịch bệnh thì việc phát tiền là chưa từng có, theo Carsten Brzeski, Nhà kinh tế trưởng của khu vực đồng euro tại Ngân hàng ING (Hà Lan).

Nhưng theo ông, có vẻ như đó sẽ là đối sách hợp lý tiếp theo của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì" để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, trong thời điểm này, các mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ của họ vẫn không đủ khả năng để giảm sốc trước tình hình.

"Nó giúp ngăn chặn thiệt hại," Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg nói. "Bạn có thể trả cho nhân viên của mình thêm một tháng nữa nếu bạn nhận được hỗ trợ", ông nói.

Mỹ đã từng hành động tương tự dưới thời Tổng thống George W. Bush, trong hai lần khủng hoảng 2001 và 2008. Khi ấy, người Mỹ độc thân nhận được đến 600 USD và các cặp vợ chồng nhận được đến 1.200 USD. Người có thu nhập càng cao thì nhận được càng ít. Tổng số tiền phát ra của gói này khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc phát tiền cũng vẫn đóng vai trò quan trọng để thu hẹp khoảng cách cho những người cần thiết nhất và hỗ trợ thế giới vững vàng hơn trước cuộc khủng hoảng. Chuyên gia Carsten Brzeski cho rằng, phát tiền phần nào vẫn làm giảm khó khăn và sự phục hồi đến sau sẽ được mạnh mẽ hơn.

Cái giá phải trả

Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng việc phát tiền cho phần lớn dân số của đất nước là một phương pháp chẳng mấy thông minh. Một số người không cần sự giúp đỡ vẫn có thể nhận tiền. Và trong một thế giới, nơi mọi người được khuyên không nên rời khỏi nhà, các rạp chiếu phim, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa, thì rất khó để bơm tiền trở lại nền kinh tế.

Phát tiền mặt quy mô lớn chắc chắn vẫn có rủi ro. Mối quan tâm hàng đầu là lạm phát. Nếu mọi người nhận được 1.000 USD, chủ nhà có tăng tiền thuê không? Cửa hàng tạp hóa có thể tăng giá thực phẩm? Mặc dù lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn khá thấp trước cuộc khủng hoảng, nhưng đại dịch tấn công cả cung lẫn cầu, khi các nhà máy đóng cửa và người dân giảm chi tiêu.

"Khi khủng hoảng xảy ra, điều đầu tiên là giá cả tăng lên", Ugo Gentilini, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Worldbank cho biết. "Điều này có thể xảy ra lần nữa", ông nói.

Phát tiền cho dân cũng sẽ rất tốn kém. Cùng với số tiền khổng lồ được hứa hẹn thông qua Biên phiên dịch các biện pháp kích thích tài khóa truyền thống, cả hai sẽ khiến nợ công của đất nước tăng phi mã. Mức nợ toàn cầu đã cao "ngất trời". Các khoản vay hộ gia đình, chính phủ và công ty đã tăng lên 253.000 tỷ USD trong quý III/2019, theo Viện Tài chính Quốc tế. Kết quả, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ở mức trên 322%, mức cao nhất từng được ghi nhận.

Nhưng với lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, nhiều người nói bây giờ không phải là lúc để lo về gánh nặng nợ nần. "Thế giới đang trong một cuộc chiến thực sự", nhà kinh tế người Pháp Olivier Blanchard, Cựu Kinh tế trưởng IMF bình luận. "Chúng ta đừng quá khắt khe", ông nói.

Phiên An ( theo CNN )

5 giờ giải cứu bé trai kẹt trong trụ điện

Sáng 21/3, căn nhà nhỏ bao quanh bằng tôn của chị Pui Phiêu, 23 tuổi, ở làng Klăh, xã Ia Der, huyện Ia Grai đông đúc hơn mọi ngày. Mọi người đến hỏi thăm tình hình sức khỏe và cho Pui Phong ít hộp sữa, sau lần suýt chết trong trụ điện.

Nhận được nhiều quà, song mặt cậu bé người Jarai không vui vì còn mang chút sợ hãi hôm trước cùng nỗi buồn nhớ bố mẹ. Người bác ôm vào lòng, xoa xoa vào những vết trầy xước trên đầu gối cháu, hỏi trong người có đau ở đau không? Phong lắc đầu, rồi lủi thủi vào trong nhà nằm.

Cháu Phong đã khỏe mạnh, song vẫn con sợ hãi bởi lần suýt chết. Ảnh: Trần Hóa.

Phong đã khỏe mạnh, song vẫn còn sợ hãi bởi lần suýt chết. Ảnh: Trần Hóa.

Bố đưa mẹ ra Đà Nẵng mổ bướu, hơn một tuần nay, Pui Phong và người anh sinh đôi ở với người bác ruột. Như thường lệ, sáng nào hai anh em cũng sang chơi với hai người con 5 tuổi và 7 tuổi của ông Pui Binh, cách khoảng 60 m.

Bốn đứa trẻ gặp nhau, nghĩ ra đủ thứ trò để chơi. Từ đá bóng, leo cây, bắn bi... thậm chí chúng chia đội đánh nhau, cho đến trưa.

Nhưng hôm qua, mới 10h, trời nắng nóng, cả nhóm thấm mệt vào ngồi nghỉ trước hiên nhà. Riêng Phong cứ loay hoay bên một trụ điện cũ đã bị cắt ngang, nhô lên mặt đất 25 cm, tìm cách lấy cái ống nhựa nằm dưới đáy cột điện.

Không còn cách nào khác, Phong quyết định nhảy xuống hố với ý định dùng chân kẹp ống nhựa đó lên để chơi. Nhưng khi tụt xuống, cậu bé mắc kẹt trong trụ điện. Người anh trai và nhóm bạn nghe tiếng kêu cứu, chạy đến dùng dây thừng, gậy cố kéo Phong lên khỏi mặt đất nhưng không thành.

11h kém, chị Pui Phiêu đang chuẩn bị bữa trưa thì anh trai Phong hớt hải chạy về báo, "em mắc kẹt trong trụ điện rồi". Lật đật chạy ra, chị thấy cháu trai trong trụ điện nước mắt giàn giụa, mặt tái mét. Chị Phiêu hoảng hốt, vội vàng nắm lấy tay Phong, cố kéo lên, song càng kéo cháu càng khóc thét lên vẻ mặt đau đớn. "Nó cứ nắm chặt tay tôi, bảo cứu con", chị Phiêu nhớ lại.

Cột điện cháu Phong mắc kẹt đã được san lấp. Ảnh: Trần Hóa.

Cột điện Phong mắc kẹt đã được san lấp. Ảnh: Trần Hóa.

Dân làng xung quanh thấy vậy, họ chạy tới nháo nhào tìm mọi cách cứu cháu, người thì đào đất xung quanh trụ, mua hơn một lít dầu ăn đổ vào kéo cháu lên nhưng không thành. Một số phụ nữ trong làng thay phiên nhau che ô giúp cho Phong khỏi nắng, mua sữa cho cháu uống và động viên bé liên tục.

Sau gần hai giờ giải cứu bất thành, người dân buộc phải gọi cảnh sát cứu hộ.

Vị trí Phong gặp nạn cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng một km, chỉ mất hơn 10 phút, trung úy Nguyễn Văn Giang và 14 chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ tiếp cận được hiện trường. Trung úy Giang cũng như đồng nghiệp không tin vào mắt mình, lần đầu tiên họ nhìn thấy một đứa trẻ 8 tuổi có thể chui lọt vào cái trụ điện rộng khoảng 30-35 cm.

Họ xác định đó là một trụ điện đúc bêtông chắc chắn, chôn sâu xuống đất hơn một mét, chưa kể phần móng trụ. Nạn nhân mắc kẹt trong tư thế hai đầu gối chạm đáy, hai chân gập ra đằng sau, hai tay đưa lên trên đầu. "Mọi người quyết định đào đất quanh trụ, dùng máy khoan, đục mở bêtông từ dưới lên cho chân cháu duỗi ra, lúc ấy bé mới có thể đứng lên được", anh Giang kể.

Lúc ấy, Phong bắt đầu hoảng sợ, yếu dần, không đủ sức khóc lớn. Người thân phải liên tục tiếp sữa, nước uống và cầm tay giúp cháu đỡ mỏi. Nắng nóng, khó thở, nhiều lần cậu bé phải lấy tay đập vào ngực, lính cứu hộ liên tục xả nhẹ khí oxy chống ngạt.

Trong khi khoan cắt trụ điện dày vài cm, với nhiều sắt thép, sợ các mảnh vỡ bay vào làm tổn thương da thịt, các chiến sĩ nhét chăn vào trong và bịt tai cháu lại nhằm giảm tiếng ồn. Cắt một vài miếng, họ phải dừng lại hỏi han, động viên bé.

Bé Phong mắc kẹt trong trụ điện trưa 20/3. Ảnh: Văn Giang.

Phong mắc kẹt trong trụ điện trưa 20/3. Ảnh: Văn Giang.

Phá được một miếng, rồi hai miếng bêtông... dần dần cái chân phải cậu bé duỗi ra, đến cái chân còn lại. Đúng 15h, Phong đứng thẳng lên và Biên phiên dịch được cảnh sát cứu hộ bế thoát ra ngoài trong sự reo hò, mừng rỡ của các chiến sĩ và người dân. "Chúng tôi ai cũng thấm mệt, căng thẳng, nhưng khi cứu được cháu, tất cả đều nhảy cẫng lên vì sung sướng", trung úy Giang nói.

Ông Văn Đình Hậu, Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, hiện trường nơi xảy ra sự việc là một trụ điện bêtông đã đập, dỡ bỏ, còn lồi lên mặt đất 25 cm và nằm trong rẫy người dân. Trụ điện thuộc công trình nâng cao khả năng truyền tải đường dây 110 kV, được đưa vào vận hành từ năm 2001.

Cảnh sát giải cứu bé trai mắc kẹt 5 giờ trong trụ điện
 
 
Cảnh sát giải cứu bé trai mắc kẹt 5 giờ trong trụ điện

Giây phút bé trai được giải cứu. Video: Trần Hóa - Thanh Huyền.

Đến năm 2016, đường dây được cải tạo nâng cấp (phân pha), do Công ty lưới điện cao thế miền Trung (nay là Công ty dịch vụ điện lực miền Trung) làm chủ đầu tư. Trong thời gian thi công, đơn vị đã đập gập 1/3 thân trụ.

Năm 2019, Công ty Điện lực Gia Lai tiếp nhận quản lý nên cũng không để ý lắm. "Đó là sơ suất của đơn vị. Sáng nay công ty đã cho cán bộ đi lấp và san bằng các trụ đã được đập, dỡ bỏ trước đó", ông Hậu khẳng định.

Hôm qua lúc Pui Phong gặp nạn, mẹ cháu vừa mổ bướu xong ở Đà Nẵng, chuẩn bị phẫu thuật tim, nên không ai dám báo, sợ ảnh hưởng đến tinh thần. "Nhưng chắc sáng nay bố mẹ cháu đã biết nhờ đọc báo, và điện về nhờ chăm sóc hai đứa cháu cẩn thận", chị Phiêu nói và không biết trả lời sao khi chúng hỏi "bao giờ bố mẹ về".

Trần Hóa